Công việc của một kế toán dịch vụ ăn uống nhà hàng, khách sạn là gì?

Như chúng ta đã biết với sự phát triển mạnh mẽ trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ gia tăng, nhất là các loại hình kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn. Chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng kế toán viên thuộc lĩnh vực này vô cùng quan trọng. Hiện nay công việc của một kế toán dịch vụ ăn uống là khá vất vả và nhiều việc như: Theo dõi hàng hoá xuất nhập, Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào, Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng, Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ, lên báo cáo. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

kế toán dịch vụ ăn uống

Kiểm soát giá cả hàng hóa mua vào

  • Nhập các chứng từ từ các bộ phận kho, mua hàng vào phần mềm hàng ngày
  • Nhắc nhở tất cả các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng thời hạn
  • Lưu trữ các chứng từ xuất và nhập
  • Báo cáo kịp thời với ban giám đốc về các trường hợp xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán
  • Việc quan trọng nhất của một nhân viên làm dịch vụ kế toán cho nhà hàng là đầu vào: mua của hộ kinh doanh cá thể, nông dân, sau đó lập bảng kê mua hàng hóa không có hóa đơn chứng từ.
  • Hóa đơn phải kèm theo một tờ phiếu thanh toán trên bàn ăn đó. Định mức các món ăn để kế toán tổng hợp thực phẩm, dựa vào đó để cân đối thực phẩm đầu vào.
  • Tính giá thành sản phẩm cho từng món ăn,lên giá vốn cho tất cả từng hóa đơn.

Kiểm soát giá cả và hàng hóa mua vào

  • Nhận các báo giá của tất cả các nhà cung cấp
  • Theo dõi việc tăng giá, giảm giá của các nhà cung cấp
  • Định kỳ hàng tháng nhằm kiểm tra giá cả trên thị trường cũng như so sánh với giá của nhà cung cấp.
  • Kiểm tra tính chính xác về nguồn gốc, giá cả hàng hóa, nhà cung cấp với hóa đơn mua hàng.

Quản lý định mức tồn kho và đặt hàng

  • Chúng ta xem xét và lên danh sách số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho theo quy định.
  • Số lượng đặt hàng so với yêu cầu số lượng đặt hàng mà đã được quy định đề ra.
  • Báo cáo nhằm có hướng xử lý với ban giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng phần trăm định mức tồn kho cũng như số lượng được đặt hàng.

kế toán dịch vụ ăn uống

Quản lý tài sản cố định, cùng các công cụ dụng cụ khi làm kế toán dịch vụ ăn uống:

  • Theo dõi số lượng tài sản,cũng như công cụ mua về để nhập vào phần mềm.
  • Hỗ trợ kế toán làm thanh toán trong việc xuất hóa đơn cho nhà cung cấp.
  • Theo dõi số lượng tài sản của công ty tăng giảm định kỳ hàng tháng.
  • Kết hợp cùng phòng tổ chức nhân sự để lập bảng biểu đánh giá công cụ hư hỏng hàng tháng sau đó trừ vào quỹ phí dịch vụ.
  • Tổ chức việc quản lý khối tài sản cố định, như các máy móc, hoặc các công cụ quan trọng như dán nhãn, cuối cùng theo dõi chi phí .
  • Tổ chức kiểm kê về thực tế tài sản, máy móc, cũng như công cụ hàng tháng.
  • Theo dõi các hoạt động xây dựng cơ bản.

Công việc cuối của kế toán dịch vụ ăn uống là lên báo cáo:

  • Báo cáo cuối tháng, cuối quý các mặt hàng nhập xuất tồn thực phẩm
  • Báo cáo tình hình tài chính như lãi lỗ cho Quản lý.
  • Lên văn bản báo cáo thuế
  • Lên báo cáo tình hình tài chính cuối năm

Qua bài phân tích ở trên chúng ta phần nào hiểu được công việc của một kế toán dịch vụ ăn uống nhà hàng, khách sạn là vất vả như thế nào. Cám ơn bạn đã theo dõi và đọc bài viết chia sẻ, chúng tôi cam kết sẽ đem lại cho các bạn những bài viết hữu ích hơn nữa.



Trả lời