Vì sao doanh nghiệp nên thuê ngoài dich vu bao cao tai chinh

Bạn cảm thấy các báo cáo tài chính được lập bởi nhân viên kế toán trong doanh nghiệp không logic, không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, thuê một nhân viên kế toán giỏi không phải là chuyện đơn giản vì nhân viên kế toán giỏi thường yêu cầu mức lương khá cao, chế độ đãi ngộ tốt. Giải pháp tối ưu lúc này là thuê ngoài dịch vụ báo cáo tài chính của những đơn vị uy tín, chuyên nghiệp. Công ty Dịch vụ Kế toán 360 tự hào là địa chỉ được mọi khách hàng tin tưởng.

Lập báo cáo tài chính là một trong những công việc quan trọng nhất của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính không chỉ cung cấp các thông tin khách quan về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh mà còn hỗ trợ chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thuyết phục nhà đầu tư đồng ý đầu tư và giúp cơ quan nhà nước kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Dịch vụ báo cáo tài chính ra đời với mục đích giúp doanh nghiệp hệ thống sổ sách khoa học hơn, tránh trường hợp bị thanh tra hay truy thu thuế.

Lập báo cáo tài chính là công việc bắt buộc trong doanh nghiệp

1. CÔNG VIỆC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

Báo cáo tài chính được hiểu nôm na là các báo cáo kế toán cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh cũng như luồng tiền của doanh nghiệp nhằm đáp ứng một số nhu cầu của người sử dụng, phục vụ các quyết định về kinh tế. Dịch vụ báo cáo tài chính hoạt động tương tự như một nhân viên kế toán trong doanh nghiệp nhưng chất lượng công việc sẽ đảm bảo hơn và hiệu quả hơn. Phần này của bài viết sẽ cung cấp giúp bạn hiểu thế nào là một báo cáo tài chính, báo cáo tài chính bao gồm những loại sổ sách nào, ý nghĩa của báo cáo tài chính trong doanh nghiệp và một số thông tin khác có liên quan đến báo cáo tài chính.

1.1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính được coi là hệ thống các loại bảng biểu mô tả thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, dòng tiền trong doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn (vốn chủ sở hữu và nợ phải trả), kết quả kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp. Hiểu theo cách khác thì báo cáo tài chính sẽ trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho người sử dụng, bao gồm chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế….

Theo quy định của cơ quan thuế thì mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập, trình bày báo cáo tài chính theo năm. Đối với các công ty, tổng công ty có các đơn vị trực thuộc thì ngoài báo cáo tài chính năm sẽ phải làm thêm báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên cơ sở báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.

Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì ngoài báo cáo tài chính năm sẽ phải lập thêm báo cáo tài chính giữa niên độ, có nghĩa là báo cáo theo quý (ngoại trừ quý 4) dạng đầy đủ. Đối với tổng công ty trực thuộc nhà nước cũng như các đơn vị nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc thì phải lập báo cáo tài chính tổng hơp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất.

Như vậy, nếu nhân viên kế toán không nắm rõ quy định thì doanh nghiệp có thể gặp phải trường hợp làm thiếu báo cáo tài chính, lập báo cáo tài chính sai hoặc nộp báo cáo tài chính chậm chễ. Để hạn chế điều này, các đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo tài chính ra đời.

1.2. Các loại báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có rất nhiều loại và tùy từng doanh nghiệp thì sẽ có một số loại báo cáo riêng phù hợp với hình thức kinh doanh, bộ máy tổ chức của doanh nghiệp đó. Báo cáo tài chính được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau, đó là:

Thứ nhất, dựa vào tính pháp lý của báo cáo kế toán thì báo cáo được chia thành 2 loại:

  • Báo cáo kế toán tài chính: đây là loại báo cáo mang tính thống nhất, bắt buộc và có giá trị pháp lý cao. Báo cáo kết toán tài chính sẽ phải lập theo đúng quy định trong chế độ báo cáo kế toán, theo mẫu và phải nộp đúng thời hạn quy định. Báo cáo này cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý vĩ mô, công tác thống kê, thông tin kinh tế cũng như việc phân tích, quản lý hoạt động kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp.
  • Báo cáo kế toán quản trị: đây là loại báo cáo không mang tính thống nhất, bắt buộc và thường chỉ phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ trong doanh nghiệp. Do vậy, loại báo cáo này cũng không phải theo một hình thức cụ thể mà sẽ tùy từng yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp cụ thể.

Thứ hai, dựa vào nội dung kinh tế của thông tin kế toán thì báo cáo tài chính sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Báo cáo hàng tồn kho
  • Báo cáo tăng giảm tài sản cố định
  • Báo cáo chi phí, giá thành của từng loại sản phẩm
  • Báo cáo doanh thu, lỗ, lãi…
  • Báo cáo các khoản công nợ…

Thứ ba, dựa vào kỳ lập báo cáo thì báo cáo được chia thành 2 loại:

  • Báo cáo định kỳ (lập theo kỳ kế toán thường là tháng, quý, năm)
  • Báo cáo thường xuyên (lập trong thời gian ngắn hạn hơn)

Thứ tư, dựa vào cơ sở lập báo cáo thì báo cáo được chia thành 2 loại:

  • Báo cáo thực hiện: được lập dựa theo các thông tin trong quá khứ, thông tin đã diễn ra
  • Báo cáo dự toán: được lập dựa vào thông tin dự báo, dự đoán.

1.3. Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính của nhân viên kế toán trong doanh nghiệp cũng như của đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo tài chính lập ra có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý.

Báo cáo tài chính sẽ trình bày một cách tổng quan nhất về tình hình tài chính trong doanh nghiệp, các khoản nợ, nguồn vốn cũng như kết quả kinh doanh. Thông qua đó, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Hơn nữa, báo cáo tài chính cũng là công cụ hỗ trợ hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn trong hoạt động kinh doanh.

Nhờ báo cáo tài chính, chủ doanh nghiệp có thể tìm ra những được vấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp và đề ra hướng giải quyết, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn. Các nhà đầu tư, chủ nợ cũng dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

Báo cáo tài chính là cơ sở để cấp quản lý ra quyết định cho hoạt động kinh doanh

Như vậy, báo cáo tài chính chính là căn cứ quan trọng để đánh giá và xây dựng các kế hoạch trong doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Với vai trò như vậy, việc đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên kế toán hoặc tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo tài chínhchuyên nghiệp là điều nên làm.

2. CÁC SAI SÓT THƯỜNG GẶP KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

Trong thực tế, rất nhiều chủ doanh nghiệp vẫn còn xem nhẹ vai trò của báo cáo tài chính. Các hoạt động kế toán trong doanh nghiệp cũng không được đầu tư, quan tâm đúng mức khiến các báo cáo bị sai lệch, ảnh hưởng đến các quyết định quản trị cũng như bị cơ quan nhà nước xử phạt. Tuy nhiên, thay vì bỏ thời gian, công sức và chi phí đào tạo nhân viên kế toán nội bộ thì thuê dịch vụ báo cáo tài chính quyết định mang tính kinh tế và hiệu quả cao hơn. Nhưng trước khi tìm hiểu những lợi ích của phương án thuê ngoài dịch vụ báo cáo tài chính, chúng ta sẽ điểm qua một số sai sót thường gặp trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Thứ nhất, sai sót về hình thức của báo cáo tài chính

Trong quá trình lập báo cáo tài chính, bộ phận kế toán của nhiều doanh nghiệp thường mắc những lỗi về hình thức như sau:

  • Báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tính là nghìn đồng trong khi luật kế toán quy định báo cáo tài chính phải được tính bằng đồng Việt Nam (VNĐ)
  • Báo cáo tài chính thiếu chữa ký của giám đốc, kế toán trưởng, của người lập biểu hoặc thiếu thời gian lập.
  • Báo cáo tài chính đã có bút toán điều chỉnh của kiểm toán nhưng doanh nghiệp vẫn để ngày lập trong báo cáo tài chính là ngày kết thúc năm tài chính.

Thứ hai, sai sót có liên quan đến bảng cân đối kế toán

Một số lỗi có liên quan đến bảng cân đối kế toán mà nhiều doanh nghiệp mắc phải như:

  • Trong chỉ tiêu ‘tiền và các khoản tương đương tiền’ bộ phận kế toán trong doanh nghiệp đã gộp cả những khoản đầu tư thời gian trên 3 tháng khiến cho số liệu ‘tiền và các khoản tương đương tiền’ của doanh nghiệp bị tăng vọt.
  • Những doanh nghiệp có thực hiện hoạt động đầu tư chứng khoán nhưng không chấp hành việc theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ khiến việc hạch toán không đúng lãi, lỗ khi bán chứng khoán.
  • Doanh nghiệp không thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục thành lập hội đồng thẩm định mức trích lập khoản dự phòng. Do đó không trích lập hoặc có trích lập nhưng không đúng theo quy định.
  • Doanh nghiệp không dự kiến được mức tổn thất trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu nhưng chưa đến hạn thanh toán và rủi ro xảy ra là tổ chức kinh tế bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể. Hoặc doanh nghiệp không thực hiện thu nhập thông tin tài chính trước và sau kiểm toán của đơn vị hay tổ chức nhận đầu tư tài chính dài hạn khác để xem xét, nghiên cứu sự cần thiết phải trích lập dự phòng.
  • Hoạt động kiểm kê hàng tồn kho không được thực hiện tốt vào thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính hoặc phương pháp tính giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp không được nhất quán, không phù hợp với chính sách kế toán. Điều này khiến báo cáo không đảm bảo độ tin cậy vì hàng tồn kho là khoản mục lớn trong tổng tài sản, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong ngành xây lắp.
  • Dù cơ quan quản lý đã khuyến cáo nhưng một số doanh nghiệp vẫn không áp dụng đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam mà lại áp dụng thông tư cũ có nhiều quy định mâu thuẫn với chuẩn mực kế toán khiến kết quả lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên.

Thứ ba, sai sót có liên quan đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ở lỗi sai này, doanh nghiệp tự động tay đổi phương pháp khấu hao trong khi không có bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong cách thức sử dụng cũng như thu hồi tài sản để giảm con số chi phí khấu hao trong năm. Điều này làm tăng lãi, giảm lỗ trên các báo cáo tài chính. Ngoài ra, một số doanh nghiệp tính chi phí lãi vay không đúng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng không được kết chuyển toàn bộ vào báo cáo kế quả kinh doanh mà lại để lại một phần trên bảng cân đối kế toán.

Thứ tư, sai sót có liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Sai sót này thường xảy ra với những doanh nghiệp có hoạt động trên thị trường chứng khoán. Nếu thị trường chứng khoán lâm vào tình trạng suy giảm kéo dài thì các khoản đầu tư sẽ bị giảm sâu. Tuy nhiên, báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại không trình bày luồng tiền có liên quan đến chứng khoán nắm giữa vì các mục đích thương mại; không tách rời sự chênh lệch giữa số dư đầu kỳ, cuối kỳ của các khoản phải thu, phải trả cùng với tồn kho có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính. Thậm chí, số liệu trên báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp không khớp với báo cáo kết quả kinh doanh.

Thứ năm, sai sót có liên quan đến thuyết minh báo cáo tài chính.

Một số lỗi sai có liên quan đến thuyết minh báo cáo tài chính mà nhiều doanh nghiệp mắc phải là:

  • Thuyết minh báo cáo tài chính khác so với báo cáo tài chính.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính không thuyết minh các chỉ tiêu có tính trọng yếu theo như quy định của chuẩn mực kế toán (ví dụ như khoản cho vay, đi vay có giá trị lớn, phương pháp xác định doanh thu…) khiến cho người đọc không có được cái nhìn cụ thể, rõ ràng, chân thực về doanh nghiệp.
  • Thông tin về các bên liên quan không được trình bày hoặc trình bày thiếu nội dung theo như quy định của chuẩn mực kế toán.

Thứ sáu, sai sót có liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất. Đây được xem là trường hợp thường có nhiều sai sót nhất khi bộ phận kế toán trong doanh nghiệp không loại trừ đầy đủ các khoản phải thu, phải trả, cho vay, đi vay, doanh thu, giá vốn cũng như các khoản lãi lỗ chưa thực hiện có liên quan đến các giao dịch cung cấp hàng hóa. Khá nhiều doanh nghiệp dựa vào lý do là không tổng hợp được các báo cáo tài chính của công ty liên kết vào thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất. Điều này dễ dẫn tới tình trạng ghi nhận các khoản lỗ khi công ty liên kết có tình trạng kinh doanh bị thua lỗ.

Trên đây là một số chia sẻ về các sai sót phổ biến trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính, những sai sót này có thể được hạn chế tối đa.

dich vu bao cao tai chinh
Nếu nhân viên kế toán không đủ kinh nghiệm, báo cáo tài chính có thể mắc một số sai sót

3. VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Lập báo cáo tài chính là một hoạt động bắt buộc, cần được thực hiện chặc chẽ và phải được kiểm soát bởi những người có chuyên môn. Mỗi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp đều dịch vụ báo cáo tài chính phải lập báo cáo tài chính để thực hiện các nghĩa vụ về thuế hoặc vay vốn nộp cho các cơ quan có thẩm quyền.

Trong khi đó, các chính sách về kế toán cũng như các thủ tục có liên quan tại Việt Nam khá phức tạp. Sẽ rất phiền phức nếu bộ phận kế toán trong doanh nghiệp chưa nắm rõ hoặc không cập nhập kịp các thay đổi. Việc sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính sẽ khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài yên tâm hơn.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập thì việc tiết kiệm chi phí thường được đặt lên hàng đầu. Các loại hình doanh nghiệp này không có bộ phận kế toán, hàng tháng chỉ làm báo cáo thuế và ít khi ghi sổ kế toán và báo cáo tài chính hoặc nếu có kế toán thì thường là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Thay vì tuyển dụng nhân viên kế toán (tốn chi phí lương, thưởng, chi phí đào tạo, chi phí cơ sở vật chất và chi phí quản lý), phương án thuê dịch vụ báo cáo tài chính sẽ là giải pháp tối ưu, đảm bảo tiết kiệm chi phí và hiệu quả kinh doanh.

Có một số loại hình dịch vụ có liên quan đến dịch vụ báo cáo tài chính để doanh nghiệp lựa chọn như:

  • Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  • Dịch vụ kiểm tra báo cáo tài chính
  • Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính
  • Dịch vụ phân tích tình hình tài chính

Trên đây là một số thông tin về báo cáo tài chính cũng như các sai sót mà các doanh nghiệp thường gặp khi lập báo cáo tài chính. Những sai sót này chủ yếu là do bộ phận kế toán còn thiếu kinh nghiệm, chuyên môn yếu và nếu không khắc phục sớm, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu những tổn thất nghiêm trọng. Việc thuê dịch vụ báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vấn đề đó và điều doanh nghiệp cần quan tâm là chọn thuê đơn vị cung cấp dịch vụ báo cáo tài chính uy tín và chuyên nghiệp mà thôi.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.



Trả lời