- 25 Tháng Tư, 2017
- Posted by: Content Uni
- Category: Tin tức kế toán
Bạn đang muốn đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng cách lập một công ty riêng tại thành phố Hồ Chí Minh. Bạn lựa chọn loại hình công ty tnhh 1 thành viên nhưng thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên là gì? Làm thế nào để hoàn thành mọi thủ tục đúng pháp luật nhưng không tiêu tốn của bạn quá nhiều thời gian? Câu trả lời rất đơn giản, hãy đến với dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Công ty Dịch vụ Kế toán 360. Bằng sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm, làm việc đúng pháp luật và luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, Công ty Kế toán 360 là địa chỉ được mọi doanh nghiệp gửi gắm niềm tin.
Không chỉ riêng loại hình công ty tnhh 1 thành viên mà hầu hết khi chuẩn bị một thành lập một loại hình công ty nào đi chăng nữa như công ty tnhh 2 thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,…đều phải làm các thủ tục để có thể thành lập công ty. Việc nắm rõ các quy định, điều kiện, các thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp đang chuẩn bị mở công ty có sự chuẩn bị sẵn về mặt tư tưởng, các giấy tờ, hồ sơ cần thiết,…để tiến hành các công đoạn làm thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
Bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về những thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên cũng như giúp các bạn nắm rõ những điều kiện, quy định khi thành lập công ty nói chung và loại hình công ty tnhh 1 thành viên nói riêng.
I. Những điều cơ bản cần biết trước khi làm thủ tục thành lập một công ty, doanh nghiệp
1. Xác định rõ loại hình doanh nghiệp định chọn
Trước khi bắt đầu định mở một doanh nghiệp bạn cần cân nhắc, suy nghĩ chắc chắn hiện tại bạn đang muốn thành lập loại hình doanh nghiệp như thế nào, rồi mới tiến hành các phân đoạn khác. Điển hình như: tìm hiểu các thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên chẳng hạn. Điều này có thể được xác định qua số vốn, số người đồng sáng lập, cách thức hoạt động ra sao,…
Và tại Việt Nam hiện nay, tính trong thời điểm này sẽ có 6 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất, đó là:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên đây là tính theo các doanh nghiệp hiện đang được phổ biến trên thị trường, vì thế đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước ở đây bạn sẽ không có thẩm quyền để thành lập được, bởi Doanh nghiệp nhà nước sẽ do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng như quyết định các hoạt động sản xuất, kinh doanh, …trên thị trường. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về các loại hình doanh nghiệp kể trên nhé.
2. Tìm hiểu các đặc điểm chính của các loại hình doanh nghiệp
a, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Loại hình này sẽ có 2 thành viên trở lên và thành viên trong doanh nghiệp có thể là tổ chức, cá nhân; miễn sao số lượng thành viên trong doanh nghiệp không vượt quá 50 thành viên.
+ Thành viên trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp 2014.
+ Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh nghiệp 2014
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tuy nhiên công ty TNHH 2 thành viên trở nên không được phép phát hành cổ phần.
b, Công ty TNHH 1 thành viên:
Đây sẽ là loại hình doanh nghiệp chính mà chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên ngày hôm nay, vậy các bạn hãy chú ý xem xét kỹ những đặc điểm của loại hình này nhé:
- Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu và chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và những nghĩa vị tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
- Công ty TNHH 1 thành viên cũng sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần như công ty TNHH 2 thành viên.
c, Doanh nghiệp nhà nước
Bạn sẽ không được quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp này do đó chúng tôi sẽ không nói kỹ, nếu bạn muốn biết quy định về loại hình doanh nghiệp này bạn có thể xem tại điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2014.
d, Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là công ty trong đó có 3 cá nhân, tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông tại loại hình công ty này.
- Cổ đông tại loại hình doanh nghiệp này chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn “ họ đã góp ” vào doanh nghiệp. Và cổ đông hoàn toàn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác ( trong hoặc ngoài tổ chức của công ty ), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014.
- Cũng như 2 loại hình doanh nghiệp trên, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Ngoài ra, công ty cổ phần có quyền phát hành các loại cổ phần ra thị trường để huy động vốn.
e, Công ty hợp danh
Công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sử hữu chung tại công ty( có thể được gọi là thành viên hợp danh), cùng nhau hoạt động kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh kể trên, công ty có thể thêm các thành viên góp vốn.
- Các thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Còn đối với các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn họ đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh cũng như các loại hình kinh doanh kể trên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào ra thị trường.
f, Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân sẽ do một cá nhân làm chủ và sẽ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Và mỗi cá nhân sẽ chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh và thành viên công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, có vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên hay công ty cổ phần.
- Cũng như công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào ra thị trường.
3. Đặt tên cho doanh nghiệp
Trước khi tiến hành việc làm các thủ tục khác, như thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên chẳng hạn. Theo như mục ở trên, sau khi đã xác định loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mình là gì các doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành việc đặt tên cho doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, việc đặt tên cho doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố chính, đó là:
“ Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng = Tên doanh nghiệp hoàn chỉnh ”
Tên có thể kèm theo chữ số, ký hiệu nhưng phải phát âm được.
Lấy một loại hình doanh nghiệp đã được kể ở trên như: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ( được viết tắt là TNHH MTV ) cộng với tên riêng do chủ doanh nghiệp tự đặt, do loại hình kinh doanh,… miễn sao được tạo thành từ các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, chữ số và ký hiệu.
Ví dụ như: Công ty TNHH MTV thương mại HABECO, Công ty TNHH MTV khai thác khoáng sản ,…
a, Những điều cấm kỵ trong đặt tên doanh nghiệp
- Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký.
+ Tên trùng: Là tên Tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị được đăng ký được viết hoàn toàn giống, không sai một chi tiết nào với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký trên thị trường.
+ Tên dễ gây nhầm lẫn: ví dụ như tên tiếng việt của doanh nghiệp đề nghị được đăng ký có cách đọc, phát âm; tên viết tắt; … giống hệt với tên doanh nghiệp đã đăng ký hay chỉ khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các số thứ tự, chữ cái, …ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;…
Và còn nhiều các trường hợp dễ gây nhầm lẫn khác, các bạn có thể xem tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp 2014.
- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Không được sử dụng bất cứ từ ngữ, ký hiệu nào vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
b, Một số lưu ý khi đặt tên viết tắt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên chi nhánh văn phòng, địa điểm kinh doanh
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể được giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái tiếng Việt, các chữ cái khác như F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu hợp lệ.
+ Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được mang đúng theo tên của doanh nghiệp và được kèm theo cụm từ “ Chi nhánh”, “ Văn phòng đại diện ” phía trước tên công ty.
+ Các tên này phải được viết hoặc gắn tại trụ sở của chi nhánh, văn phòng và địa điểm kinh doanh.
4. Địa chỉ định đặt địa chỉ công ty
Trước khi làm các thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp phải xác định rõ nơi mà mình sẽ đặt làm nơi làm việc mỗi ngày của công ty. Địa chỉ của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định một cách rõ ràng bao gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Giả sử, nơi định làm trụ sở chính của công ty chưa được gắn số nhà hay tên đường thì chủ doanh nghiệp cần xin giấy xác nhận của chính quyền địa phương là địa chỉ này chưa có những yêu cầu trên và giấy tờ xác nhận này doanh nghiệp sẽ phải nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
5. Xác định ngành nghề kinh doanh mình định chọn
Việc xác định ngành nghề là một việc vô cùng quan trọng. Bởi bạn cần biết rõ hiện nay bạn đang muốn kinh doanh mặt hàng nào nhất, mặt hàng này bạn có lợi thế và số vốn như thế nào,liệu ngành nghề này có hợp với điều kiện của mình không,…Nếu có sự xác định rõ ràng bạn việc kinh doanh của bạn sau này sẽ không gặp nhiều khó khăn bởi bạn đã có dự định và chuẩn bị mọi nguồn lực từ trước rồi.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết rõ những ngành nghề nào hiện nay đang cấm kinh doanh để tránh chọn nhầm ngành nghề không phù hợp và trái pháp luật, điển hình như một số ngành nghề cấm sau đây:
- Kinh doanh các chất ma túy;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
Nếu muốn xem chi tiết về các loại ngành nghề cấm này bạn có thể tham khảo tại Phụ lục 1, 2, 3 của Luật Đầu Tư.
Ngoài ra, bạn cũng cần để ý đến các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: đây là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng các điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng,…Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại Phụ lục 4 của Bộ Luật Đầu Tư.
6. Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Để quá trình làm thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên diễn ra suôn sẻ, cần xác định rõ số vốn điều lệ tại công ty. Vốn điều lệ được hiểu là số vốn góp của các thành viên, cổ đông đóng góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty.
Số vốn này sẽ do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác.
7. Xác định các thành viên hoặc cổ đông góp vốn
Bởi để doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường kinh doanh khốc liệt được thì chính họ cũng là một trong số những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hay giải thể doanh nghiệp. Vì thế, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các thành viên, cổ đông tham gia điều hành cùng, góp vốn cùng doanh nghiệp. Đa phần những thành viên, cổ đông đều là chủ doanh nghiệp quen biết như người nhà, bạn bè thân thiết,…tuy nhiên bạn vẫn cần phải cân nhắc, xem xét thật kỹ trước khi hợp tác để quá trình làm việc chung tại một công ty không có những vấn đề gì xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của cả một doanh nghiệp.
8. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Trước khi làm thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên, người quan trọng nhất để đi làm thủ tục này chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được hiểu là người sẽ chịu trách nhiệm chính trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện các việc ký kết giấy tờ, thủ tục với các cơ quan nhà nước, với các cá nhân và các tổ chức khác.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người sẽ có nhiều trách nhiệm nhất đối với doanh nghiệp, điển hình là những trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện các nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đẩm bảo những lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng những thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng chức vụ và sử dụng các tài sản chung của doanh nghiệp nhằm tư lợi cá nhân hoặc phục vụ lợi ích cho các tổ chức khác;
- Người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc mình và những người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối tại doanh nghiệp khác.
9. Tổ chức, cá nhân nào không có quyền được thành lập doanh nghiệp
Trước khi tiến hành làm thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên, bạn cần phải biết rõ xem mình có thuộc một trong số các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam hay không nhé. Sau đây là những cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập công ty:
- Cơ quan nhà nước, các lực lượng đơn vị vũ trang sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhằm thu lợi riêng cho công ty, đơn vị của mình;
- Các cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, ngoại trừ một số trường hợp được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ một số trường hợp được cử làm ủy quyền;
- Người chưa đủ 18 tuổi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; các tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang bị phạt tù, quyêt định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc,…
Đây đều là những cá nhân, tổ chức không có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014.
Trên đây là những điều cơ bản mà những người đang có dự định thành lập công ty phải nắm chắc để có những quyết định chính xác, dù bạn chọn loại hình kinh doanh nào thì những mục chúng tôi nêu ở trên đều vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu các công việc tiếp theo như làm thủ tục thành lập công ty, bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hành cổ phiếu ra thị trường,…
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một cách chi tiết các thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên.
II. Các thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
1. Có những lựa chọn liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp
Để việc các thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên diễn ra dễ dàng cần xác định rõ các mục khi chuẩn bị đi làm thủ tục thành lập công ty như sau:
- Chọn loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên
- Tên công ty đăng ký kinh doanh: Ví dụ: Công ty TNHH 1 thành viên thương mại HABECO ( miễn không được trùng lặp với tên công ty đã được thành lập rồi)
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 183 phố Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Số vốn điều lệ: ví dụ 31.230.000.000 VNĐ
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Nguyễn Thị Nga
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Bia – Rượu – Nước giải khát
2. Chuẩn bị những giấy tờ cá nhân
Làm thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào bạn cũng cần phải mang theo một sô giấy tờ tùy thân quan trọng như sau:
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân ( bản chính) và kèm theo đó là 01 bản photo chứng thực có không quá 06 tháng.
- Một số giấy tờ tùy thân khác như Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty TNHH 1 thành viên
Để làm các thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần chuẩn bị các hồ sơ sau đây:
a, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Gồm:
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở chính của DN, số điện thoại, số fax, thư điện tử( nếu có)
- Ngành, nghề kinh doanh
- Vốn điều lệ, vốn đầu tư
- Thông tin đăng ký thuế
- Số lao dộng
- Họ tên, chữ ký , địa chỉ thường trú , giấy chứng minh thư của chủ doanh nghiệp
- …
b, Điều lệ công ty
Các bạn có thể xem tại Điều 25 của Luật Doanh nghiệp 2014 để có thông tin chi tiết nhất
c, Danh sách thành viên, cổ đông của công ty
Đây cũng là một trong số các khoản mục cần nêu rõ trong việc hoàn thành thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên. Dách sách được lập ra phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Họ tên, chữ ký, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên cá nhân đối với công ty TNHH 1 thành viên;
- Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH 1 thành viên;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH 1 thành viên;
- Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn, phần vốn góp của từng thành viên đối với công ty TNHH 1 thành viên.
4. Các bước thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư;
- Tiến hành khắc dấu và đăng ký mẫu con dấu với cơ quan nhà nước;
- Tiến hành đăng ký mã số thuế với cơ quan quản lý thuế và mã số xuất nhập khẩu (tùy vào lĩnh vực kinh doanh);
- Tiến hành đăng công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
5. Trình tự thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Để các bước làm thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên được hoàn thành nhanh chóng, cần nắm rõ các quy trình, trình tự như sau:
- Người muốn thành lập công ty tiến hành công việc soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật và nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh ở các tỉnh, thành phố mà công ty đặt làm trụ sở chính của công ty. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thì sẽ có mẫu hồ sơ khác nhau, nếu muốn xem trước mẫu hồ sơ như thế nào các bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng để có thông tin chi tiết nhất.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp, bạn bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn sẽ nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan đăng ký kinh doanh, họ sẽ nêu rõ lý do và các hướng dẫn yêu cầu chỉnh sửa , bổ sung hồ sơ. Sau đã hoàn chỉnh lại hồ sơ theo hướng dẫn bạn tiến hành nộp lại hồ sơ và chờ trong khoảng 03 ngày tiếp theo.
- Giấy chứng nhận kinh doanh sẽ được cấp khi công ty bạn có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng các quy định đã được nêu rõ tại các Điều 38, 29, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp 2014;
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên gần hoàn thiện sau khi doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị khác dấu để làm con dấu cho công ty của mình. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình nhưng nội dung của con dấu phải thể hiện được những thông tin sau đây:
+ Tên doanh nghiệp;
+ Mã số doanh nghiệp.
- Tiếp theo, khi các thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên đã xong xuôi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tự chủ động đăng ký mã số thuế với cơ quan quản lý thuế tại quận, huyện nơi mà doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính và thực hiện việc treo biển hiệu công ty theo đúng các quy định của pháp luật.
6. Thủ tục sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Khi thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên được hoàn thành, doanh nghiệp cũng cần phải thông báo công khai trên công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo các trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Sau khi đã hoành thành tất cả các thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp có thể tiến hành việc đăng ký kê khai thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế của quận, huyện nơi đặt trụ sở chính của công ty và thời gian đăng ký kê khai thuế không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bạn có thể không cần trực tiếp đến cơ quan Thuế để kê khai thuế khi hiện nay đã có dịch vụ kê khai thuế qua mạng tuy nhiên để thực hiện việc này bạn cần phải mua chữ ký điện tử và mở tài khoản ngân hàng cho công ty.
Qua bài viết này của chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ khồng còn những thắc mắc, băn khoăn và lo lắng khi có dự định thành lập một công ty để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình.Đặc biệt với công ty TNHH 1 thành viên, những quy trình, thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên đã được chúng tôi liệt kê rất kỹ và chi tiết cho các bạn, chính điều này sẽ giúp các bạn không còn bỡ ngỡ khi đi làm các thủ tục để thành lập doanh nghiệp nữa. Hy vọng với những gì chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều khi tiến hành các bước làm thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên.
Chúc công ty các bạn sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh sẽ đạt được nhiều thành công mới, thu được nhiều lợi nhuận để có quy mô hoạt động lớn hơn trong tương lai không xa.