- 23 Tháng Tư, 2017
- Posted by: Content Uni
- Category: Tin tức kế toán
Kế toán công nợ là một phần kế toán có vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chung của một doanh nghiệp, liên quan đến nợ phải thu và nợ phải trả. Việc quản lý, thực hiện tốt kế toán công nợ không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề sống còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ có vậy, công tác kế toán công nợ còn góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nhiều đối tác và quan hệ rộng. Nhằm giúp các bạn kế toán công nợ nâng cao nghiệp vụ cũng như hiểu hơn về kế toán công nợ trong doanh nghiệp, chúng tôi xin chia sẻ với bạn những vấn đề liên quan đến kế toán công nợ.
Khái niệm về kế toán công nợ
Kế toán công nợ là một phần nghiệp vụ kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Nhiệm vụ của kế toán công nợ
Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời , chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán và tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau.
- Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thươnngf xuyên hoặc có dư nợ thì định kỳ hoặc cuối kỳ kế toán cần tiến hành kiểm tra đối chứng từng khoản nợ phát sinh, số nợ đã thanh toán và số nợ còn. Nếu cần, có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ băng văn bản.
- Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán
- Tổng hợp và cung cấp thông tin về tình hình công nợ từng loại kịp thời cho quản lý để có biện pháp xử lý.
Một số nguyên tắc mà kế toán công nơ cần thực hiện
Để thực hiện tốt công tác kế toán công nợ, nhân viên kế toán cần phải tuân thủ một số quy tắc nhất định
- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành kiểm tra và đôn đốc việc thanh toán.
- Phải theo dõi cả bằng nguyên tệ , với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ phải quy đổi theo đồng ngân hàng nhà nước .
- Phải kiểm tra đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng theo từng khoản nợ phát sinh, số phải thu và số còn phải thu.
- Phải phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian, theo đối tượng thanh toán cũng như phải căn cứ vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản thanh toán để lấy số liệu ghi trên bảng cân đối.
- Phải phân biệt và thực hiện tốt nội dung các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kế toán công nợ, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!