- 23 Tháng Tư, 2017
- Posted by: Content Uni
- Category: Tin tức kế toán
Doanh nghiệp bạn mới thành lập, hay quy mô doanh nghiệp của bạn chỉ ở mức nhỏ và vừa, vì thế việc phát sinh ít nghiệp vụ, lượng hóa đơn, chứng từ vào ra ít nên nếu thuê riêng một kế toán thì doanh nghiệp bạn phải tốn rất nhiều chi phí và còn gây lãng phí cho công ty. Vì thế, để khắc phục tình trạng chậm nộp báo cáo thuế của doanh nghiệp chì bạn nên thuê dịch vụ nhận làm báo cáo thuế vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo hiệu quả công việc.
Để đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp nên nhiều cá nhân hay công ty đã thành lập để nhận làm báo cáo cho các công ty. Sau đây là những điều mà một cá nhân hay công ty khi nhận làm báo cáo thuế nên biết.
I. Những lưu ý khi nhận làm báo cáo thuế cho công ty mới thành lập
Sau khi doanh nghiệp đã xin được giấy phép đăng ký kinh doanh do sở kế hoặc và đầu tư cấp, đã được đăng ký con dấu tại phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Khi cá nhân hay công ty nhận làm báo cáo thuế cho doanh nghiệp mới được thành lập thì thì ba điều bạn cần quan tâm đó là:
Thứ nhất: Sở dĩ, giấy đăng ký kinh doanh rất quan trọng vì nó sẽ giúp những người nhận làm báo cáo thuế có thể hiểu rõ về doanh nghiệp đó, biết được tên chính xác, địa chỉ, ngày thành lập doanh nghiệp, mã số thuế, vốn đăng ký của doanh nghiệp là bao nhiêu và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì,… Khi các bạn làm báo cáo cho doanh nghiệp các bạn hết sức lưu ý đó là, cần giấy đăng ký kinh doanh bản sao của doanh nghiệp mà mình làm.
Thứ hai: Biên bản làm việc lần đầu tiên với cơ quan thuế từ biên bản này mà các bạn có thể biết được những báo cáo thuế mà doanh nghiệp phải nộp theo định kỳ như thế nào, chế độ kế toán mà mình đăng ký áp dụng theo quyết định 15 hay quyết định 48, đã đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định chưa ? hình thức ghi sổ mà mình đã đăng ký là gì ?,… để tránh những thiếu sót trong quá trình làm việc. Một số doanh nghiệp đó là không biết rằng, phải làm việc với cơ quan thuế ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì họ nghĩ rằng chưa hoạt động gì nên chưa cần làm việc với cơ quan thuế. Điều đó hoàn toàn không chính xác, bạn cần làm việc với cơ quan thuế nhanh nhất có thể sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Bởi nếu để lâu sẽ dẫn tới việc bạn không kịp nộp tờ khai thuế theo quy định, điều này sẽ làm bạn bị phạt rồi đó.
Thứ ba: Hỏi người quản lý của doanh nghiệp về những mặt hàng, dịch vụ chính mà doanh nghiệp kinh doanh, bên cạnh đó còn kinh doanh mặt hàng hay dịch vụ nào khác không. Điều này sẽ giúp những người nhận làm báo cáo thuế hình dung ra được khối lượng công việc mà mình cần phải làm sau khi nhận công việc từ Công ty đó.
II. Quy trình thực hiện dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp
1. Công việc làm hàng tháng khi nhận làm báo cáo thuế
Tiếp nhận chứng từ
- Khi đã thống nhất hợp tác với nhân viên nhận làm báo cáo thuế thì những người này sẽ xuống doanh nghiệp từ 2 đến 3 lần cố định ngày nào đó trong tháng để đến lấy chứng từ phô tô hoặc bản gốc về làm. Hoặc có thể trao đổi với công ty để gửi các chứng từ liên quan qua mail.
- Chứng từ gốc phải được phân loại, kiểm tra tính hợp lý hợp lệ.
Thực hiện công việc kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Làm tờ khai thuế GTGT
- Lập báo cáo kê khai thuế GTGT hàng tháng để nộp thuế GTGT hàng tháng cho đúng quy định lên cơ quan thuế (hết hạn ngày 20 hàng tháng)
- Trong quá trình thực hiện sổ sách sẽ kết hợp cùng doanh nghiệp đó để cân đối và xử lý tất cả các vấn đề tồn đọng liên quan đến chi phí, lãi lỗ, kế hoạch doanh thu,… Đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như việc thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
- Khi cơ quan thuế yêu cầu phải giải trình được các thắc mắc cho cơ quan thuế.
2. Công việc hàng quý khi nhận làm báo cáo thuế
- Việc làm hàng quý là lập báo cáo tạm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Dựa vào sổ sách hàng tháng đã hoàn thành trước đó và có sự cân đối với kế hoạch của doanh nghiệp, rồi sẽ lập báo cáo tạm quyết toán thuế TNDN và nộp lên cơ quan thuế.
- Hoàn thiện toàn bộ sổ sách, chứng từ trong quý để bàn giao lại cho doanh nghiệp.
3. Việc làm cuối năm tài chính khi nhận làm báo cáo thuế
- Lập bản quyết toán thuế TNDN
- Lập báo cáo về tài chính cho doanh nghiệp
III. Các loại tờ khai, báo cáo thuế và công việc mà báo cáo thuế phải làm:
1. Hạn nộp báo cáo thuế và những tờ khai
a. Các báo cáo thuế và thời hạn nộp:
Kỳ báo cáo | Nội dung báo cáo | Hạn nộp |
Bất thường | -Tờ khai thuế môn bài (sẽ nói chi tiết ở phần dưới) | -Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh và trình diện cơ quan quản lý thuế, hoặc trước 31/12 nếu doanh nghiệp có thay đổi vốn đăng kí KD trong năm |
-Thông báo phát hành hóa đơn (*) | -Trước ngày sử dụng là 5 ngày | |
-Thông báo hủy hóa đơn | -Từng lần tại thời điểm hủy | |
-Thông báo mất hóa đơn | -Từng lần tại thời điểm mất | |
Tháng | -Báo cáo thuế GTGT nếu kỳ kê khai tháng | Trước ngày 20 của tháng sau |
-Báo cáo thuế TNCN nếu kỳ kê khai tháng | ||
-Báo cáo thuế TTĐB | ||
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng theo thông tư 39 của BTC | ||
Quý | Báo cáo thuế GTGT nếu kỳ kê khai quý | Trước ngày 30 của quý sau |
Báo cáo thuế TNCN nếu kỳ kê khai quý | ||
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý | ||
Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý | ||
Năm | – Quyết toán thuế TNCN |
Trước ngày 30 tháng 3 của năm sau
|
– Quyết toán thuế TNDN gồm: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính (bản Excel)
Bảng cân đối tài khoản ( Phần mềm kế toán) Tờ khai quyết toán thuế TNDN kèm PL |
b. Nguyên tắc chọn kỳ báo cáo thuế GTGT, TNCN
Loại BC |
Báo cáo tháng |
Báo cáo quý |
Thuế GTGT | Doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ 12 tháng, doanh nghiệp có doanh thu trên tờ khai thuế GTGT của năm cuối cùng trong định kỳ 03 năm/ lần > 20 tỷ (định kỳ đầu tiên từ 01/07/2013 đến 31/12/2016 xét DT của năm 2012 lớn hơn 20 tỷ) | Doanh nghệp cũ có doanh thu của năm cuối cùng trong định kỳ 03 năm/lần nhỏ hơn hoặc bằng 20 tỷ (định kỳ đầu tiên từ 01/07/2013 đến 31/12/2016 xét DT của năm 2012 lớn hơn 20 tỷ) |
DN hoạt động đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ liền kề của năm trước để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo hàng tháng hay theo quý | ||
Thuế TNCN | DN phát sinh số thuế TNCN kỳ đầu tiên của năm lớn hơn hoặc bằng 50 triệu | Doanh nghiệp báo cáo thuế giá trị gia tăng theo quý, doanh nghiệp phát sinh số thuế TNCN kỳ đầu tiên của năm lớn hơn 50 triệu |
– Không phải báo cáo thuế theo như định kỳ nếu không phát sinh nộp thuế TNCN
– Vẫn phải báo cáo thuế theo định kỳ cho dù không phát sinh thuế GTGT, TNDN:
(*)Theo điều 9 của thông tư 39/2014/TT-BTC trước khi sử dụng hóa đơn cho dịch vụ, việc bán hàng hóa, trừ hóa đơn được mua, được cấp tại cơ quan thuế, phải lập và gửi thông báo phát hành hóa đơn trước 5 ngày sử dụng.
Tài khoản ngân hàng
Để giao dịch với khách hàng thì mỗi công ty đều cần mở tài khoản ngân hàng. Vì hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên thì theo quy định phải chuyển khoản thì chi phí tính thuế TNDN mới được trừ và mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
Phải thực hiện thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế theo mẫu quy định, hạn cuối cùng là ngày thứ 10 kể từ khi mở tài khoản.
Cần phải thông báo cho cơ quan thuế biết trong thường hợp doanh nghiệp đóng tài khoản ngân hàng.
Các thủ tục khai báo ban đầu khác như:
Theo QĐ 15 hay 48 đăng ký chế độ kế toán áp dụng, đăng ký KTT, phương pháp hàng tồn kho, hình thức kế toán,… cho cơ quan thuế khi doanh nghiệp mới thành lập thì cần lưu ý trong lần làm việc đầu tiên với cơ quan thuế, do một số cơ quan thuế bắt buộc, nhưng một số nơi khác thì không bắt buộc.
2. Khai thuế môn bài khi nhận làm báo cáo thuế
a. Bậc thuế:
- Căn cứ vào vốn điều lệ đăng ký trên giấy đăng ký kinh doanh kế toán xác định bậc thuế cho công ty đó:
Bậc thuế môn bài |
Vốn đăng ký KD |
Mức thuế môn bài/ năm |
Bậc 1 | > 10 tỷ | 3.000.000 |
Bậc 2 | Từ 5 tỷ – 10 tỷ | 2.000.000 |
Bậc 3 | Từ 2 tỷ – < 5 tỷ | 1.500.000 |
Bậc 4 | < 2 tỷ | 1.000.00 |
- Đối với Công ty mới thành lập:
- Nếu công ty thành lập trong 06 tháng đầu năm tức là từ 01/01 đến 30/06: chịu toàn bộ mức thuế môn bài của cả năm
- Nếu công ty hành lập trong khoảng từ 01/07 đến 31/12: chịu 50% mức thuế môn bài của cả năm
- Các cơ sở, cửa hàng, chi nhánh nếu không có giấy đăng ký kinh doanh hoặc trên giấy này không ghi vốn điều lệ thì thống nhất mức thuế môn bài: 1.000.000 đồng cả năm
b. Thời hạn kê khai
- Lần đầu kê khai:
- Nếu công ty chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày công ty có giấy đăng ký kinh doanh.
- Nếu Công ty hoạt động ngay thì ngay trong tháng có giấy đăng ký kinh doanh.
- Kê khai khi thay đổi vốn
- Khi thay đổi vốn được cấp lại giấy đăng ký kinh doanh. Sau ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh và trước 31/12 của năm thay đổi vốn bất kể thay đổi hay không thay đổi bậc thuế môn bài.
c. Tờ khai thuế môn bài nộp ở đâu
- Tờ khai thuế môn bài nộp tại cục, chi cục thuế quản lý công ty.
- Sau đó, kế toán hạch toán nợ TK6425/ có TK 3338
d. Hạn nộp thuế:
- Năm đầu mới thành lập: trong vòng 30 ngày sau khi có giấy đăng ký kinh doanh và đã nộp tờ khai môn bài.
- Các năm tiếp theo: nộp trước ngày 20/01 hàng năm
- Nộp thuế tại kho bạc Nhà nước địa phương nơi công ty đóng trụ sở hoặc ngân hàng liên kết chuyên thu.
3. Đăng ký tài khoản ngân hàng khi nhận làm báo cáo thuế
a. Phải đăng kí tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế?
Về thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại tại điều 15 khoản 1 và khoản 2 của Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là:
- Trước hết phải có hóa đơn giá trị giá trị gia tăng hợp pháp đối với các dịch vụ, hàng hóa mua vào dùng để cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các chứng từ, giấy nộp tiền thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc các trường hợp khác.
- Ngoài ra tại khoản 2 điều 15 “Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (gồm cả hàng hoá nhập khẩu) >= 20 triệu đồng, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.”
`Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là là loại chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán, 2 tài khoản này ( bên mua và bên bán ) phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác như séc, lệnh chuyển tiền, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, nhờ thu, sim điện thoại, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng và các hình thức khác theo quy định bao gồm luôn cả trường hợp tài khoản cá nhân của chủ doanh nghiệp bên mua thanh toán sang tài khoản của công ty bên bán hoặc tài khoản của bên mua sang tài khoản cá nhân của chủ doanh doanh nghiệp bên bán với điều kiện các tài khoản này đã được đăng ký giao dịch tại cơ quan thuế.
Thông tư 219 này được ban hành nhằm cho cơ quan thuế có thể quản lý hoạt động của các doanh nghiệp qua đó nhằm làm giảm thiểu các khả năng vi phạm pháp luật. Với quy định này nếu một doanh nghiệp có một khoản mua vào có giá trị trên 20 triệu mà không thanh toán qua ngân hàng thì việc khoản thuế giá trị gia tăng đó sẽ bị loại bỏ ra.
- Chú ý khai thuế giá trị gia tăng khi nhận làm báo cáo thuế
Theo điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC kể từ ngày 15/11/2014:
- Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với những doanh nghiệp có tổng cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng hoá của năm trước liền kề ít hơn 50 tỷ đồng.
- Từ năm dương lịch tiếp theo (sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng) sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
Về thuế TNDN
Tại thông tư 123/2012/TT-BTC của bộ tài chính có nói rõ: việc một khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế chỉ bao gồm 2 điều kiện là phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ hợp pháp và khoản chi phát sinh có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh.Thông tư 78/2014/TT-BTC tại điều 6 có bổ sung thêm 1 điều kiện khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không được dùng tiền mặt.
=> Tại thông tư 78 này có hướng dẫn nếu doanh nghiệp vi phạm điểm mới này thì khoản chi phí này sẽ bị loại bỏ ra khỏi khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Về luật quản lý thuế
Theo hướng dẫn một số điều của Luật quản lý thuế, tại điều 9 thông tư 156/2013/TT-BTC có quy định “Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi hay bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn mười ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu quy đinh (08-MST) ban hành kèm theo thông tư này (thay thế tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT- bộ tài chính ngày 22/05/2012 hướng dẫn thực hiện Luật quản lý thuế về đăng ký thuế).”
b. Hướng dẫn cách làm mẫu đăng ký tài khoản và đăng ký thay đổi thông tin đầy đủ theo chi cục thuế
Mẫu sử dụng theo quy định (08-MST) được đính kèm với Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Ngoài ra tại mẫu 08-MST doanh nghiệp có thể dùng để đăng ký các thông tin khi có sự thay đổi như: địa chỉ nhận thông báo thuế, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh chính, vốn điều lệ….
Công ty dịch vụ kế toán 360, chuyên nhận làm báo cáo thuế chúng tôi sẽ khiến bạn hài lòng. Để biết thêm chi tiết bạn có thể truy cập website: www.dichvuketoan360.vn
Hy vọng với đội ngũ nhân viên của công ty chúng tôi rất nhiệt tình, tâm huyết và đặc biệt có chuyên môn nghiệp vụ cao, chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn về các chính sách liên quan đến thuế một cách tốt nhất.
Chúc doanh nghiệp bạn luôn thành công và vươn tới với những ước mơ cao hơn, xa hơn.