- 24 Tháng Tư, 2017
- Posted by: Content Uni
- Category: Tin tức kế toán
Doanh nghiệp của bạn đang muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật nhưng đang gặp rất nhiều vướng mắc. Những thủ tục pháp lý quá phức tạp mà bạn lại không có thời gian để tìm hiểu. Giải pháp lúc này là thuê ngoài dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật của những công ty uy tín. Việc thuê ngoài dịch vụ đem lại rất nhiều lợi ích mà bạn không nên bỏ lỡ. Điều bạn cần quan tâm chỉ là nên thuê dịch vụ của công ty nào mà thôi.
I. Những điều cần biết khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Thông tin lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ, hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng khổ giấy A4.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký th ay đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định (hoặc Nghị quyết) thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải đăng ký số điện thoại hay địa chỉ để liên lạc, sắp xếp ngành nghề kinh doanh theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ( trường hợp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa có đầy đủ những thông tin trên).
- Doanh nghiệp phải cập nhật thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong trường hợp có sai khác hoặc thay một số thay đổi mới.
- Một số điều cần biết sau đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Trình tự thực hiện thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh
+ Thời gian: từ 7h 30’ đến 11h 30’ các buổi từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
+ Nộp hồ sơ tại quầy theo quy định, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ được gọi theo số thứ tự.
+ Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đầy đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
- Bước 3: phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật có hợp lệ và đầy đủ chưa và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
- Bước 4: Căn cứ theo trên giấy biên nhận đã hẹn thời gian cụ thể, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
3. Cách thức thực hiện việc thay đổi người đại diện theo pháp luật.
– Đăng ký trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh.
– Đăng ký thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ được quy định.
4. Thành phần, số lượng hồ sơ
Ø Thành phần hồ sơ
– Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty (do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký)
Chú ý: trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị không biết rõ nơi cư trú, bị bệnh tâm thần, bị tạm giam hay các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình hoặc từ chối ký tên vào thông báo của doanh nghiệp thì phải có họ tên và chữ ký của các thành viên hội đồng quản trị biểu quyết nhất trí và tham gia bầu cử về việc thay đổi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
– Bản sao biên bản và quyết định bằng văn bản họp của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp nếu việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty làm thay đổi nội dung điều lệ công ty. Phải ghi rõ những nội dung trong quyết định, biên bản họp được thay đổi trong điều lệ công ty.
– Quyết định bằng bản sao và văn bản biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp lý trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không làm thay đổi nội dung điều lệ công ty.
– Bản sao đang trong thời gian hiệu lực một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (còn có giá trị hiệu lực) của người thay thế làm đại diện theo pháp luật:
+/ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: giấy chứng minh nhân dân
+/ Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: giấy phép lao động và hộ chiếu, giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
– Bản gốc giấy chứng nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Mục lục hồ sơ ghi theo thứ tự phía trên
– Bìa hồ sơ
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
Ø Số lượng hồ sơ: 1 bộ hồ sơ
5. Thời hạn giải quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật
– Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có liên quan sẽ có kết quả về việc xin thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
6. Đối tượng thực hiện thay đổi : công ty cổ phần
7. Cơ quan thực hiện giải quyết thay đổi người đại diện theo pháp luật: phòng đăng ký kinh doanh/ sở kế hoạch và đầu tư
8. Kết quả thực hiện
– Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ thì phải thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Lệ phí: 200.000 đồng 1 lần cấp
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: thông báo về việc thay đổi những nội dung đăng ký doanh nghiệp.
9. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp đã đăng ký thông tin số điện thoại, địa chỉ liên lạc
– Ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
– Có đầy đủ thông tin về đăng ký thuế và đăng ký kinh doanh trên Hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia
– Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật
– Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29-11-2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01-10-2010 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp
+ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của chính phủ về việc đăng ký cho doanh nghiệp
+ Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09-01-2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-04-2010 của chính phủ về việc đăng ký doanh nghiệp;
+ Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21-01-2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Thông tư số 176/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính 23-10-2012 về mức thu phí và lệ phí Đăng ký Kinh doanh.
II. MỘT SỐ CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY, DOANH NGHIỆP HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM
Để lựa chọn được một loại hình công ty/doanh nghiệp phù hợp với tình hình và định hướng phát triển, chủ công ty/doanh nghiệp cần nắm được đặc điểm và ưu nhược điểm của từng loại hình công ty, doanh nghiệp khác nhau. Khi đến với những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty, bạn sẽ được tư vấn cụ thể hơn. Tuy nhiên, bài viết sau đây cũng sẽ cung cấp một số thông tin để bạn tham khảo:
1. Doanh nghiệp tư nhân
Là một tổ chức kinh tế, được đăng ký kinh doanh dựa theo quy định và tiến hành thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân thường do một cá nhân làm chủ có sở hữu tài sản và trụ sở giao dịch riêng. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật sẽ có toàn quyền quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động nhưng chủ doanh nghiệp vẫn có thể thuê người khác để thay mình thực hiện công việc này. Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn, không có tư cách pháp nhân.
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:
- Doanh nghiệp tư nhân có thể hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không chịu nhiều ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật.
- Doanh nghiệp tư nhân tạo được sự tin tưởng đối với các đối tác, khách hàng vì chế độ trách nhiệm vô hạn.
Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:
- Vì không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao.
- Trách nhiệm vô hạn có nghĩa là doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản công ty và cả tài sản của chủ doanh nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là loại hình công ty có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận trong Luật Doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty và công ty thực chất là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu công ty là thể nhân có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên nhưng có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập. Công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài chính khác nằm trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn có nghĩa là công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty mà thôi, vì vậy người góp vốn sẽ chịu ít rủi ro hơn.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh rất chặt chẽ nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế được sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
- Uy tín của công ty đối với các đối tác có thể bị ảnh hưởng chút ít bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty chịu sự điều chỉnh chặt chẽ hơn của pháp luật so với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.
- Công ty không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo như quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty/doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu. Trong trường hợp này, chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có quyền chuyển nhượng toàn bộ cũng như một phần vốn điều lệ của công ty cho các tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng không được quyền phát hành cổ phiếu.
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được trực tiếp rút một phần hoặc là toàn bộ số vốn đã góp vào công ty mà chỉ được quyền rút vốn thông qua cách chuyển nhượng một phần hoặc là toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty cũng không được rút lợi nhuận của công ty trong trường hợp công ty không thanh toán đủ các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Tùy thuộc quy mô và ngành nghề kinh doanh mà cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thường bao gồm: Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.
4. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Trong công ty cổ phần cần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị cùng với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông thì phải có Ban kiểm soát. Các cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cùng với các nghĩa vụ tài sản khác của công ty nằm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trong công ty cổ phần, số lượng cổ đông tối thiểu là ba cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Hình thức công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Ưu điểm của công ty cổ phần:
- Công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp mà thôi nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần khá rộng, hầu như trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế.
- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần rất linh hoạt nên có thể tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên hình thức công ty này có khả năng huy động vốn rất cao.
- Hoạt động chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần cũng tương đối dễ dàng. Do đó, phạm vi đối tượng có thể tham gia vào công ty cổ phần rất rộng, thậm chí các cán bộ công chức cũng có thể mua cổ phiếu của các công ty cổ phần. Khi đến với các đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp và có uy tín, các bạn sẽ được tư vấn cụ thể về quy trình chuyển nhượng vốn.
Nhược điểm của công ty cổ phần:
- Hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần khá phức tạp vì số lượng các cổ đông trong công ty có thể rất lớn, thậm chí có nhiều người không hề quen biết nhau và phức tạp hơn nếu xảy ra trường hợp cổ đông phân hóa thành các nhóm đối kháng nhau về lợi ích.
- Hoạt động thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác vì bị ràng buộc chặt chẽ bởi nhiều quy định của pháp luật, đặc biệt đối với chế độ tài chính, kế toán.
5. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là hình thức công ty phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu cung của công ty, ngoài ra các thành viên công ty hợp danh cũng có thể là thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp mà thôi. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân riêng, các thành viên cũng có quyền quản lý công ty, thực hiện các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn thì sẽ được chia lợi nhuận theo tỷ lệ nằm trong quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh sẽ có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề về việc quản lý công ty.
Ưu điểm của công ty hợp danh:
- Công ty hợp danh có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Và do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên hình thức công ty này dễ tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh hơn.
- Hoạt động điều hành quản lý công ty không quá phức tạp vì số lượng các thành viên ít và họ đều là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
Nhược điểm của công ty hợp danh:
- Hạn chế lớn nhất của công ty hợp danh là vì chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên các thành viên hợp danh thường phải chịu mức độ rủi ro rất cao.
- Loại hình công ty hợp danh đã được quy định từ Luật công ty năm 2005 nhưng trong thực tế thì loại hình công ty này chưa phổ biến.
Trên đây là những điều cần biết khi muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà công ty dịch vụ kế toán 360 gửi đến bạn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài đọc