- 24 Tháng Tư, 2017
- Posted by: Content Uni
- Category: Tin tức kế toán
Bạn lo lắng về chất lượng bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Bạn cảm thấy hoang mang khi luật kế toán thường xuyên cập nhật mới và sửa đổi. Bạn sợ rằng doanh nghiệp của mình sẽ bị truy thu thuế vì báo cáo thuế sai…Tất cả những vấn đề đó sẽ được giải quyết khi bạn tìm đến các công ty dịch vụ kế toán uy tín. Công ty dịch vụ kế toán 360 là lựa chọn hoàn hảo.
I. Các công ty dịch vụ kế toán
1. Dịch vụ kế toán là gì?
Dịch vụ kế toán được hiểu một cách nôm na là hoạt động dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp, công ty hoặc một đơn vị tổ chức. Dịch vụ kế toán này sẽ giải quyết hết những công việc liên quan đến kê khai thuế, tài chính, nộp thuế… một cách chính xác và uy tín.
2. Dịch vụ kế toán nào được các công ty dịch vụ kế toán cung cấp?
a. Dịch vụ kế toán trọn gói
Dịch vụ kế toán trọn gói bao gồm các quy trình sau:
- Hàng tháng nhân viên kế toán sẽ đến trực tiếp doanh nghiệp lấy bản sao tất cả chứng từ về công ty để tiến hành xử lý.
- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh vào sổ kế toán trên phần mềm riêng của từng công ty theo quy định của nhà nước.
- Giải quyết các vướng mắc phát sinh, tổ chức lưu trữ chứng từ theo quy định
- Soát xét việc chi thu tài chính
- Lập các báo cáo hàng tháng, quý và nộp cho cơ quan thuế đúng thời gian quy định
- Báo co xuất, nhập, tồn kho, hàng hóa, vật tư, sản phẩm
- Khấu hao cố định tài sản năm, phân bố chi phí trả trước
- Lập bảng lương
- Lập bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh theo tháng, quý, năm
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Lập báo cáo tài chính cuối năm – quyết toán thuế
- Giúp công ty/ doanh nghiệp cân đối lãi lỗ và tối ưu khoản thuế phải nộ cho nhà nước
b. Dịch vụ dọn dẹp sổ sách – quyết toán thuế
Đây là việc rà soát lại toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán của các công ty dịch vụ kế toán doanh nghiệp, phát hiện lỗi sai và hoàn thiện hệ thống sổ sách. Dịch vụ này sẽ giúp doanh nghiệp có một hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp, đúng và đầy đủ theo quy định hiện hành, sẵn sang quyết toán thuế bất cứ lúc nào
Nội dung dịch vụ:
- Kiểm tra rà soát toàn bộ hiện trạng hệ thống kế toán của doanh nghiệp
- Tư vấn điều chỉnh, cân đối số liệu trong doanh thu, lãi lỗ của doanh nghiệp.
- Tư vấn, xử lý các vấn đề sai phạm về thuế
- Nhập lại số liệu kế toán của cả năm, phân bố hoạch toán theo đúng chuẩn mực
- Lập toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính năm
- Đại diện cho doanh nghiệp giải trình hồ sơ quyết toán thuế
c. Dịch vụ làm báo cáo cuối năm
Dịch vụ báo cáo tài chính là một dịch vụ kế toán thiết yếu cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, với ưu điểm tuyệt đối chính xác – tiết kiệm chi phí – nhanh chóng thì dịch vụ báo cáo tài chính đã trở thành một lựa chọn an toàn cho doanh nghiệp.
Quy trình hoạt động:
- Khai thuế môn bài hàng năm
- Tiến hành lập và nộp báo cáo quyết toán về thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Tiến hành lập và nộp báo cáo tài chính
- Tiến hành lập và nộp báo cáo quyết toán về thuế Thu nhập cá nhân
- Tiến hành lập và gửi các loại báo cáo thống kê cho chi cục Thống kê
- Bàn giao lại sổ sách kế toán
d. Một số dịch vụ kế toán khác
Quy trình hoạt động:
- Tiến hành lập hồ sơ pháp lý ban đầu cho công ty, doanh nghiệp mới thành lập và trực tiếp làm việc với cơ quan thuế
- Báo cáo thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Báo cáo thuế Giá trị gia tăng hàng tháng, hàng quý
- Báo cáo thuế Thu nhập cá nhân
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý
- Lập sổ sách kế toán hàng tháng, hàng năm
- Tiến hành rà soát lại, hoàn thiện sổ sách kế toán của 1 năm hoặc nhiều năm tài chính
II. Thị trường dịch vụ kế toán tại Việt Nam
Thách thức đặt ra với các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán là phải phát triển về số lượng, quy mô nhưng đồng thời phải nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng và ổn định kinh tế. Việc linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng cũng như mở rộng cơ hội giao lưu nghề nghiệp đang trở thành trọng tâm cần chú ý của các nhà quản lý trong thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Sự phát triển các công ty dịch vụ kế toán toàn diện về số lượng, chất lượng, thực hiện nâng cao năng lực nghề nghiệp sẽ góp phần từng bước khẳng định vị trí của ngành nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam đối với bạn bè trong khu vực và quốc tế. Điều này được thể hiện các công ty dịch vụ kế toán thông qua các hoạt động của những tổ chức nghề nghiệp kế toán, tổ chức tư vấn nghề nghiệp tại Việt Nam.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đang được hoàn thiện
Hệ thống kế toán, kiểm toán của Việt nam đã và đang được xây dựng với mục tiêu: Thiết lập và phát triển hệ thống kế toán, kiểm toán trong một khuôn khổ phát lý, trình độ nghiệm vụ chuyên môn phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước; đồng thời, tiến hành tiếp cận và hòa nhập với các nước trên thế giới và khu vực; từng bước tạo dựng cơ sở pháp lý cho việc công nhận của bạn bè quốc tế đối với hệ thống kế toán của Việt Nam. Việc nghiên cứu và phổ biến chuẩn mực kế toán quốc tế IAS vào Việt Nam đã được triển khai từ giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới cơ chế kinh tế. Việt Nam cũng đã lựa chọn những chuẩn mực nhất định để áp dụng, soạn thảo và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS.
Sau một vài năm hoạt động và nhờ sự giúp đỡ của Liên minh Châu Âu, các tổ chức nghề nghiệp khu vực và thế giới; Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) đã được làm thành viên của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), Hội kế toán ASIAN (AFA). Đây đều là những tổ chức đóng vai trò rất quan trọng, có tác dụng thúc đẩy sự hội nhập diễn ra sâu và rộng hơn trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của nước ta.
Về cơ bản, nghề kế toán và kiểm toán độc lập chỉ mới xuất hiện tại Việt nam từ những năm 90 của thế kỷ XX với 2 công ty lớn là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và các công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam (AASC). Cho đến nay, đã có gần 160 công ty dịch vụ kiểm toán, kế toán, từ công ty nhà nước cho đến các công ty tư nhân, công ty có 100% vốn nước ngoài. Cùng với điều đó, đã có hàng nghìn kế toán viên, kiểm toán viên hoạt động trên khawpcs cả nước. Hoạt động của dịch vụ kế toán, kiểm toán đang được tiếp tục phát triển và được luật pháp Việt Nam thừa nhận trong Luật Kế toán (2003) cũng như các Nghị định của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
Các công ty dịch vụ kiểm toán, kế toán đang đóng một vai trò quan trọng trong việc trợ giúp, tư vấn các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như các tổ chức về quy định của pháp luật, các chế độ, thể chế tài chính, các chuẩn mực kế toán như lập, ghi sổ kế toán, tính thuế, lập các báo cáo tài chính.
Thực tế hiện nay, ngành nghề kế toán, kiểm toán đang trở thành một ngành dịch vụ cao cấp trong môi trường kinh tế phát hiện và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới thành lập sẽ không cần phải tuyển dụng nhân viên kế toán hoặc kê toán trưởng. Thay vào đó là thuê dịch vụ kế toán của các công ty dịch vụ để tiết kiệm chi phí, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động kế toán và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm tỷ trọng lên tới 97% tổng số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên cả nước và chiếm tới 96% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp đã chứng tỏ được tiềm năng phát triển của loại hình dịch vụ này.
Tuy nhiên, để hoạt động kế toán, kiểm toán đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế thì đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục ban hành thêm những văn bản quy phạm đưa ra những quy định về việc hành nghề, đăng ký hành nghề và để quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán chặt chẽ hơn. Dịch vụ kế toán được xem là một loại hình dịch vụ mới ra đời và Luật Kế toán, Luật Kiểm toán nhà nước là một trong những quy định pháp luật đầu teien về loại hình dịch vụ này. Theo như quy định, các công ty dịch vụ kế toán cúng như các cá nhân chỉ được hành nghề kế toán sau khi đã đăng ký hành nghề với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam. Nếu như doanh nghiệp hoặc cá nhân hành nghề kế toán nhưng tiến hành không đăng ký hành nghề sẽ bị xử phạt theo như Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Theo như quyết định 47/2005/QĐ-BTC vào ngày 14/7/2006 của Bộ Tài chính, thì từ ngày 1/1/2007, Bộ sẽ chuyển giao chức năng quản lý hành nghề kế toán cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA). Các cá nhân hành nghề kế toán cũng như các doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có trách nhiệm tuân thủ sự quản lý của VAA. VAA sẽ thực hiện tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán và sau đó, xác nhận danh sách những người hành nghề kế toán của doanh nghiệp dịch vụ kế toán. Nhiệm vụ của VAA là thiết lập hồ sơ để theo dõi, quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác tất cả các thông tin liên quan đến các cá nhân hành nghề kế toán cũng như các công ty dịch vụ kế toán; thực hiện quản lý đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ của những người hành nghề kế toán. Ngoài ra, VAA sẽ thực hiện công khai danh sách các doanh nghiệp dịch vụ kế toán cũng như danh sách các công ty dịch vụ kế toán những người hành nghề kế toán và cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động hành nghề kế toán cho cơ quan tổ chức có yêu cầu.
Chỉ khi các công ty làm dịch vụ kế toán và các cá nhân chủ động liên lạc với Hội khi đăng ký hành nghề cũng như cập nhật các thông tin liên quan thì hoạt động của dịch vụ kế toán lúc đó mới thực sự phát triển nề nếp và lành mạnh.