Công việc của một kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, kế toán đã và đang ngày càng khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mỗi doanh nghiệp phát triển trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, hoạt động có liên quan đến các vấn đề xuất nhập khẩu, đầu tư xây dựng và phân phối thì việc kiểm soát dòng tiền trong các hoạt động tài chính của công ty cần phải được thực hiện hiệu quả, hay nói cách khác đây chính là thực hiện tốt vai trò của công tác kế toán ngân hàng. Vậy công việc của một kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp là như thế nào, nhằm giúp bạn giải đáp được thắc mắc đó chúng tôi xin chia sẻ bài viết sau.

kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng

Khái niệm kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp

Kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp là kế toán đảm nhận công việc liên quan giữa doanh nghiệp và một hoặc nhiều ngân hàng. Cụ thể là những hoạt động liên quan đến việc kiểm soát dòng tiền trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Công việc của một kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp

Công việc kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp thực chất cũng tương đối đơn giản vì có sự hỗ trợ từ ngân hàng, bạn có thể hiểu một cách tổng quát đó là công việc liên quan đến việc thực hiện các giao dịch với ngân hàng và theo dõi tài khoản, quản lý chứng từ, sổ phụ ngân hàng. Hoặc bạn có thể hiểu một cách cụ thể công việc kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp như sau

kế toán ngân hàng
Công việc của một kế toán ngân hàng trong doanh nghiệp
  • Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết séc hợp lệ
  • Kiểm tra tính hợp lệ của các đề nghị thanh toán và lệnh chi tiền, ủy nhiệm chi… và nộp ra ngân hàng.
  • Thực hiện các hoạt động liên quan đến hồ sơ bảo lãnh ngân hàng như kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận có nhu cầu, lập hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng…
  • Lập thủ tục hồ sơ vay vốn ngân và thực hiện các công việc liên quan đến vay vốn Chuẩn bị hồ sơ mở L/C cũng như theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc
  • Nhận chứng từ từ các ngân hàng và sắp xếp theo nội dung
  • Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay và báo trả vay của các ngân hàng và định khoản các chứng từ tiền gửi, ký cước, ký quỹ , tiền vay ngân hàng
  • In bảng kê, ký người lập bảng kê và chuyển cho người kiểm soát , kiểm tra hồ sơ và đóng file lưu trữ.
  • Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
  • In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký, lưu trữ
  • Kiểm tra số dư tiền gửi ngân hàng và nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty.
  • Theo dõi thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp thắc mắc của phía ngân hàng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!



Trả lời