Báo cáo thuế và dịch vụ báo cáo thuế làm những công việc gì

Bạn cảm thấy lo lắng về nghiệp vụ báo cáo thuế của kế toán trong doanh nghiệp. Bạn muốn tuyển nhân viên kế toán chuyên nghiệp nhưng lại không thể vì như vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí. Điều bạn cần lúc này là thuê ngoài dịch vụ báo cáo thuế. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những công ty kế toán chuyên nghiệp để tránh lãng phí và Công ty Dịch vụ Kế toán 360 là gợi ý dành cho bạn.

Hiện nay không chỉ có những dịch vụ kế toán, kế toán thuế trọn gói được nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng các nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp mình mà dạo gần đây dịch vụ báo cáo thuế cũng đang được nhiều doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn để phục vụ thêm cho những lợi ích của công ty.

Dịch vụ báo cáo thuế không chỉ được những công ty, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hay mới thành lập lựa chọn do chưa đủ kinh phí để mở hẳn một bộ phận kế toán, kế toán thuế làm tại công ty mà còn được một số công ty, tổ chức có quy mô hoạt động lớn lựa chọn nhằm mục đích hỗ trợ thêm cho các bộ phận kế toán, kế toán thuế tại công ty mình, để giúp các công việc kiểm tra, soát xét lại hồ sơ, giấy tờ được diễn ra một cách nhanh chóng, không có những sai sót nào,…

Đã có rất nhiều công ty, doanh nghiệp chắc cũng đã biết đến các công việc của người làm báo cáo thuế phải làm, tuy nhiên một số doanh nghiệp mới được thành lập thường sẽ không nắm rõ được những công việc này, không biết các nộp báo cáo thuế ra sao, cần những hồ sơ, giấy tờ nào. Và không chỉ riêng những công ty mới thành lập không nắm rõ những điều này mà ngay cả một số lớn công ty hiện nay tuy đã có hẳn bộ phận kế toán thuế làm tại doanh nghiệp rồi vẫn chưa nắm chắc về các công việc mình mà mình sẽ phải làm do đó họ vẫn còn bỡ ngỡ với công việc này. Chính vì điều đó, bài viết này công ty dịch vụ báo cáo thuế 360 sẽ giúp các quý công ty, doanh nghiệp cùng các bạn nhân viên kế toán thuế chưa có nhiều kinh nghiệm hiểu hơn về các nhiệm vụ mà họ sẽ phải làm.

dịch vụ báo cáo thuế

I. Tìm hiểu về công việc báo cáo thuế va dich vu bao cao thue

Báo cáo thuế được hiểu là việc nhân viên kế toán thuế hay bên dich vu bao cao thue sẽ kê khai những hóa đơn thuế giá trị giá tăng (GTGT) đầu vào phát sinh trong quá trình mua hàng hóa, dịch vụ, …và những hóa đơn thuế GTGT đầu ra phát sinh bởi quá trình bán hàng hóa, dịch vụ ra thị trường của doanh nghiệp.

Đối với dịch vụ báo cáo thuế, ở đây sẽ được hiểu là công việc của một bên cung cấp dịch vụ, bình thường công việc này sẽ được thực hiện tại chính doanh nghiệp do nhân viên kế toán kê khai rồi làm báo cáo thuế. Nhưng với dịch vụ báo cáo thuế này thì đa phần nhân viên dịch vụ báo cáo thuế sẽ làm hết những công việc mà người nhân viên kế toán thuế tại công ty phải làm, điển hình như việc báo cáo thuế mỗi tháng, mỗi quý,…Để cái nhìn rõ hơn về công việc báo cáo thuế họ phải làm thì hãy cùng xem trong mỗi tháng, mỗi quý họ sẽ phải làm gì và chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ gì trước khi làm nộp báo cáo thuế nhé

II. Báo cáo thuế hàng tháng dịch vụ báo cáo thuế cần phải làm những công việc sau

Các nhân viên kế toán thuế tại công ty hay ben dich vu bao cao thue không đơn thuần chỉ phải làm làm, kiểm tra,…các loại báo cáo mà họ còn là những người phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ,…để thực hiện công việc báo cáo thuế hàng tháng của mình.

1. Báo cáo thuế tháng 1

Ngay tại tháng đầu tiên trong năm, người làm báo cáo thuế tại công ty hay dịch vụ báo cáo thuế cần phải nộp các tờ khai, báo cáo thuế phát sinh từ năm trước như:

  • Kê khai thuế tháng 12;
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước ( tháng 10, 11, 12 năm trước)
  • Khai và nộp thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước

Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết các hồ sơ, giấy tờ mà người làm báo cáo thuế( nhân viên tại công ty hay dịch vụ báo cáo thuế) cần chuẩn bị.

a, Kê khai thuế tháng 12

Kỳ kê khai thuế này thường phải kê khai các loại thuế sau:

  • Khai thuế giá trị gia tăng ( GTGT)

+ Tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT:

 + Bảng kê chứng từ, hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT;
 + Bảng kê chứng từ, hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT;
 + Bản giải trình kê khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có) theo mẫu số 01-KHBS;
 + Bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng (nếu có) theo mẫu 01-4A/GTGT;
 + Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu 01-5/GTGT.

  • Kê khai thuế TNCN thường xuyên:

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân khấu trừ tại nguồn theo mẫu số 01/TNCN;
+ Mẫu 02/TNCN (nếu khấu trừ 10%);
+ Mẫu 03/TNCN (nếu khấu trừ 25%).

  • Các khoản kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt ( TTĐB) ( nếu có)

+ Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/TTĐB;
+ Bảng kê hóa đơn bán các hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01-1/TTĐB;
+ Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu số 01-2/TTĐB.

  • Thuế tài nguyên ( nếu có)

+ Tờ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN hoặc theo mẫu số 02/TAIN.

b, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước 

Lưu ý các nhân viên kế toán thuế tại chính doanh nghiệp hay bên dịch vụ báo cáo thuế cần nộp báo cáo trường hợp này ở giữa tháng 1 năm nay, chậm nhất sẽ được tính vào ngày 20/01.

c, Khai và nộp thuế TNDN tạm tính quý  IV năm trước

  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý IV năm trước sẽ là tờ tờ kê khai thuế TNDN quí theo mẫu số 01A/TNDN hoặc theo mẫu số 01B/TNDN.

Bên dịch vụ báo cáo thuế hoặc nhân viên báo cáo thuế tại công ty cần nắm rõ ngày nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế là ngày 30/ 01.

  • Các loại thuế phải khai và nộp theo năm bao gồm:

+ Thuế Môn bài. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp, công ty mà vốn đăng ký kinh doanh so với năm trước không thay đổi thì không cần nộp.
+ Thuế nhà, đất đối với tổ chức (nếu có)
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức (nếu có)

  • Lưu ý: Hồ sơ kê khai thuế gồm các loại tờ khai sau đây:

+ Tờ kê khai thuế môn bài theo mẫu số 01/MBAI.
+ Tờ kê khai thuế nhà, đất theo mẫu số 01/NĐAT (nếu có)
+ Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho tổ chức theo mẫu số 01/SDNN (nếu có)

2. Báo cáo thuế tháng 2

Trong tháng này bên dịch vụ báo cáo thuế hoặc phía bộ phận kế toán thuế của doanh nghiệp sẽ khai kỳ khai thuế của tháng 01, các loại thuế bao gồm:

– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
– Thuế tài nguyên (nếu có)
– Thuế TNCN thường xuyên

Hồ sơ khai thuế cần chuẩn bị giống hệt như hồ sơ kê khai thuế tháng 12 và thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 20/02.

Ngoài các loại thuế trên, bên dịch vụ báo cáo thuế hay đơn vị kế toán thuế tại công ty cần phải làm thêm báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hóa đơn năm trước. Báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hóa đơn hàng năm sử dụng mẫu BC-29/HĐ được ban hành kèm theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính. Với các loại báo cáo này thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là vào ngày 25/ 02.

dịch vụ báo cáo thuế

3. Báo cáo thuế tháng 3

Nhiệm vụ của dịch vụ báo cáo thuế và bộ phận kế toán thuế của doanh nghiệp sẽ kê khai kỳ khai thuế của tháng 2, bao gồm:

  • Hồ sơ khai thuế giống như hồ sơ của kỳ khai thuế tháng 01. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế chậm nhất sẽ là ngày 20/03.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý I năm hiện tại ( tháng 1, 2, 3): Sử dụng biểu mẫu trong phần mềm kê khai thuế qua mạng HTKK 3.2.4. Thời hạn chậm nhất là ngày 20/ 04 năm nay.
  • Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng ( đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ).
  • Thuế TNDN.
  • Thuế TNCN thường xuyên.
  • Thuế Tài nguyên. (nếu có)

Ngoài ra, trong tháng này nhân viên bộ phận kế toán thuế hay bên dịch vụ báo cáo thuế sẽ làm quyết toán thuế năm trước, bao gồm các hồ sơ sau:

– Thuế giá trị gia tăng năm tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng sử dụng tờ khai quyết toán thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 04/GTGT.

– Thuế TNDN sử dụng Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN; Báo cáo tài chính năm; Một hoặc một số phụ lục kèm theo Tờ khai (tùy theo thực tế phát sinh của doanh nghiệp):

+ Phụ lục kết quả sản hoạt động xuất kinh doanh theo mấu số 03-1A/TNDN, 03-1B/TNDN, hoặc 03-1C/TNDN, 03-2/TNDN. Riêng phụ lục chuyển lỗ số 03-2/TNDN doanh nghiệp chỉ xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế (Mục II), không đăng ký kế hoạch chuyển lỗ (Mục I);

+ Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất theo mẫu số 03-3/TNDN (nếu có);

+ Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN theo các mẫu qui định;

+ Phụ lục thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-5/TNDN.

  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế Tài nguyên sử dụng khai quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 03/TAIN.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90, tính từ ngày 31/ 12 năm trước.

Lưu ý: Nếu trường hợp doanh nghiệp tính phân bổ lại số thuế GTGT được khấu trừ trong năm trước theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT trên tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra của năm thì phải lập Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ năm theo mẫu số 01-4B/GTGT kèm theo hồ sơ khai thuế GTGT kỳ thuế tháng 3 năm nay. Hạn nộp chậm nhất cho cơ quan thuế đó là ngày thứ 20 tháng 4 năm nay.

4. Báo cáo thuế cho các tháng còn lại

– Cũng thực hiện theo các nguyên tắc ở trên, xuất phát từ các phát sinh chứng từ, hóa đơn,…tháng trước.

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng này. Kê khai và nộp trước ngày 20 tháng sau.
– Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý này. Kê khai và nộp trước ngày 30 quý sau.

III . Hồ sơ cần thiết để thực hiện việc báo cáo thuế theo quý

Các nhân viên báo cáo thuế tại công ty hay nhân viên bên dịch vụ báo cáo thuế cần nhớ các loại báo cáo sau đây để tránh các trường hợp nhầm lẫn, quên hay nộp chậm khi đã quá hạn nộp, giúp quá trình báo cáo thuế không gặp trở ngại hoặc bị nhận xử phạt của cơ quan thuế.

Hồ sơ chi tiết của việc báo cáo thuế theo quý bao gồm:

– Thuế giá trị giă tăng báo cáo thuế quý

– Thuế Thu nhập cá nhân.

– Thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính.

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

1. Đối với báo cáo thuế giá trị gia tăng quý ( GTGT)

  • Gồm tờ khai thuế GTGT khấu trừ: 01/GTGT. Kèm theo:

+ Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Mua vào: PL01-2/GTGT

+ Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Bán ra: PL01-1/GTGT.

+ Và các bảng kê phụ lúc khác nếu có. (theo mẫu tại Thông tư 28/2011/TT-BTC)

2. Đối với thuế thu nhập cá nhân ( TNCN )

  • Tờ khai thuế TNCN theo quý kế toán dùng mẫu tờ khai: 02/KK-TNCN theo quý.
  • Lưu ý:

+ Trường hợp khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 03/KK-TNCN theo quý.

+  Trường hợp trong quý, công ty không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (tức là không có số thuế phải nộp ) thì không phải khai thuế.

+ Nếu doanh nghiệp bạn thuộc đối tượng nộp thuế theo quý thì hạn nộp tờ khai thuế TNCN là ngày cuối cùng của tháng sau quý

3. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý ( TNDN)

  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo mẫu số 01A/TNDN ( đối với Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách hóa đơn và xác định được chi phí thực phát sinh của kỳ tính thuế.)
  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo theo mẫu số 01B/TNDN. ( Nếu doanh nghiệp không xác định được chi phí phát sinh thực tế)

4. Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Nhân viên dịch vụ báo cáo thuế hay nhân viên kế toán thuế cần chuẩn bị các loại báo cáo sau:

 – Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Mẫu: BC26-AC ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được gửi cùng Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/4, 30/7, 30/10 và 30/01.

dịch vụ báo cáo thuế

IV. Làm báo cáo thuế là một quy trình bận rộn?

Chắc chắn rồi, để tiến hành các bước làm báo cáo thuế theo tháng, theo quý như trên thì người làm kế toán thuế cũng đã phải kiểm tra các loại hóa đơn, chứng từ,…của doanh nghiệp mình và nhiều các công đoạn “ rối mù ” khác, tuy hiện nay đã có nhiều công cụ hỗ trợ nhân viên bộ phận kế toán thuế kê khai báo cáo thuế như phần mềm kê khai thuế qua mạng HTKK,…nhưng người làm công việc báo cáo thuế vẫn gặp những khó khăn nhất định. Chính bởi vậy, nhiều doanh nghiệp có xu hướng dùng dịch vụ báo cáo thuế để nhân viên tại đây có thể hỗ trợ các bộ phận kế toán thuế của công ty họ một cách nhanh nhất, giúp họ giảm tải những áp lực công việc và những lo lắng khi chuẩn bị đến hạn nộp báo cáo thuế.

Không những vậy, khi sử dụng dịch vụ báo cáo thuế nhân viên tại đây không chỉ hướng dẫn, hỗ trợ công ty kiểm tra, tập hợp các loại hóa đơn, chứng từ để báo cáo thuế mà họ còn có thể thay mặt doanh nghiệp, thay mặt bộ phận kế toán thuế nộp các tờ khai, báo cáo thuế mỗi tháng, mỗi quý như ở trên.

Cụ thể công việc của dịch vụ báo cáo thuế sẽ làm như sau:

– Nhận bản sao chứng từ phát sinh trong tháng do doanh nghiệp cung cấp

– Tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ, hóa đơn mang về

– Đối chiếu số liệu ghi trên chứng từ kế toán với thực tế phát sinh của doanh nghiệp;

– Lập báo cáo hoá đơn chứng từ mua vào, bán ra, cân đối chứng từ mua vào, bán ra;

– Lập báo cáo thuế hàng tháng bằng phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp có mã vạch 2 chiều;

– Cập nhật chứng từ vào hệ thống sổ sách kế toán (sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản);

– Kiểm soát công nợ phải thu, phải trả, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng;

– Theo dõi chi tiết và tổng hợp vật tư, hàng hóa theo tháng, quí, năm;

– Tập hợp chi phí và tính giá thành của sản phẩm, dịch vụ, hợp đồng;

– Lập bảng cân đối phát sinh, bảng cân đối kế toán, báo cáo xác định kết quả kinh doanh cũng là một phần công việc của dịch vụ kế toán thuế trọn gói;

– Thay mặt doanh nghiệp nộp tờ khai, báo cáo tháng, quý, năm;

– Báo cáo Ban Giám đốc tình hình tài chính chính xác, kịp thời nhằm tránh các sai sót và các vi phạm pháp luật;

– Tư vấn cho doanh nghiệp hạch toán chính xác và đầy đủ các chi phí phát sinh thực tế theo đúng luật thuế;

– Hoàn thiện hệ thống sổ sách, báo cáo năm cho doanh nghiệp.

Bạn thấy đấy, những công việc liên quan đến báo cáo thuế như kiểm tra lại hóa đơn, chứng từ,…rồi lại phải chuẩn bị hồ sơ, tờ khai, báo cáo,…để tiến hành việc báo cáo thuế mỗi tháng, mỗi quý giờ đây đã không còn khiến các doanh nghiệp hay thậm chí các nhân viên bộ phận kế toán thuế đau đầu kể từ khi dịch vụ báo cáo thuế ra đời. Đây không chỉ là dịch vụ cực kỳ phù hợp cho các doanh nghiệp chưa có bộ phận kế toán thuế mà dich vu bao cao thue này còn phù hợp cho cả những doanh nghiệp đã có bộ phận kế toán thuế, bởi nó sẽ là một dịch vụ hỗ trợ cho bộ phận kế toán thuế cực kỳ hiệu quả tại công ty bạn.



Trả lời